Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3887288

ĐIỀU TRỊ LIỆT BELL (LIỆT MẶT VÔ CĂN) TẠI KHOA ĐÔNG Y- BVĐKTP

Bạn có biết liệt dây thần kinh mặt là gì? Liệu những triệu chứng mà bạn gặp có phải là liệt dây thần kinh mặt hay là một loại bệnh khác? Hãy cũng BVDDKTP tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé?

     Bệnh nhân Lê T. Thanh (27 tuổi Hoằng Hoá,Thanh Hoá) chia sẻ: “Mình đang ở độ tuổi trẻ khỏe của cuộc đời nhưng không hiểu sao mắt Trái nhắm không kín, miệng lệch Phải, ăn uống rơi vãi, tê bì nhiều mặt Trái, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Mình đã cảm thấy rất lo lắng nên đã đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thanh Hóa. Mình được bác sĩ chẩn đoán bị liệt dây thần kinh mặt Trái ngoại biên gây nên triệu chứng như vậy.Trải qua 6 ngày nhập viện và nằm điều trị, các đội ngũ nhân viên y tế tại Khoa Y học cổ truyền chăm sóc rất nhiệt tình, đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Đến hôm nay mình đã cảm nhận được bệnh thuyên giảm nhiều đến 80%, tình trạng tê bì đã giảm, ăn uống thuận lợi hơn, mắt đã nhắm kín và miệng cân đối hơn rất nhiều. Mình thực sự rất vui, cảm ơn các bác sĩ rất nhiều.”

Vậy liệt dây thần kinh mặt là bệnh gì? Bạn có đang gặp những triệu chứng giống với bạn nữ chỉ mới 27 tuổi này không? Liệu những triệu chứng mà bạn gặp có phải là liệt dây thần kinh mặt hay là một loại bệnh khác? Hãy cũng BVDDKTP tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé:

Liệt Bell hay liệt dây thần kinh VII (dây thần kinh mặt) ngoại biên vô căn là nguyên nhân thường gặp nhất của liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, chiếm tỷ lệ khoảng 60-75%. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường gặp ở mùa đông xuân. Liệt Bell thường chỉ tác động đến một bên mặt, tuy nhiên trong một số ít trường hợp có thể ảnh hưởng đến cả hai bên.

20200515_193137_363031_liet.max-1800x1800 - diệu Diệu.png

Liệt Bell nên được điều trị sớm vì

       Khoảng 80-90% bệnh nhân liệt Bell có thể hồi phục mà không để lại di chứng đáng kể trong vòng 6 tuần đến 3 tháng.

       Quá trình hồi phục chậm sẽ tăng khả năng để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn.

       Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gia tăng các vấn đề về tâm lý và giảm chất lượng cuộc sống.


IMG_20211015_100317 - diệu Diệu.jpg

Triệu chứng đặc trưng của liệt Bell

Yếu hoặc liệt cơ mặt bên bị tác động, có thể kèm theo ngứa, đau hoặc tê vùng má
Mắt bên liệt nhắm không kín
Miệng méo sang bên đối diện  (không làm được một số động tác như mím môi, huýt sáo, chu miệng…)
Yếu hoặc không vận động được trán hay lông mày (không làm được một số động tác như nhăn trán, chau mày...) ; giảm hoặc mất phản xạ mũi mi (Gõ nhẹ gốc mũi, bên liệt chớp lại chậm hoặc không chớp)

Mờ hoặc mất nếp nhăn trán hay rãnh mũi má, mi mắt và khóe miệng bên liệt rũ xuống

Khô mắt hoặc miệng, ù tai, đau sau tai, rối loạn vị giác, ứ đọng thức ăn và uống nước bị chảy ra ở khóe miệng bên liệt.


IMG_20211015_100546 - diệu Diệu.jpg

Để phòng bệnh Liệt mặt ngoại biên lời khuyên

Nâng cao sức đề kháng bằng cách: Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao điều độ, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, tăng cường rau xanh, vitamin.

Khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang, không nên tiếp xúc đột ngột với nước lạnh hay lạm dụng quạt máy, máy lạnh. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh; còn vào mùa nắng nóng khi sử dụng quạt, điều hòa không nên để luồng khí lạnh trực tiếp vào người, nhất là sau gáy.

Nếu đi ngoài đường quá lạnh hoặc mắc mưa thì khi về nhà, cần lau khô người và uống một ít nước ấm như nước gừng, lấy tay xoa đều vùng mặt để làm ấm mặt,…

Châm cứu điều trị liệt Bell như thế nào?

 Tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh, thể bệnh và các triệu chứng trên lâm sàng để lựa chọn phương pháp châm cứu cụ thể

Sử dụng các huyệt ở bên mặt bị liệt kết hợp với các huyệt dựa theo sự phân loại thể lâm sàng của Y học cổ truyền 

Châm cứu có thể kiểm soát mức độ tiến triển của bệnh, đẩy nhanh quá trình hồi phục và cải thiện một số triệu chứng

Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h