Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3887288

ĐỊNH LƯỢNG NỒNG ĐỘ CỒN TRONG MÁU TRÊN MÁY SINH HÓA TỰ ĐỘNG TẠI BV ĐK THÀNH PHỐ THANH HÓA

Nguồn : Nguyễn Thị Minh Hải

   Rượu hay còn gọi là ethanol, là thành phần chính có trong các loại đồ uống có cồn như bia, rượu. Để đo được nồng độ cồn thì có thể dùng đến máy thổi nồng độ cồn. Mặc dù máy thở cho kết quả nhanh, nhưng lại không chính xác như xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

 

1.      Khi nào thực hiện xét nghiệm cồn trong máu?

Có 2 lý do chính khiến người sử dụng rượu bia phải kiểm tra nồng độ cồn trong máu chính là: Về mặt pháp luật hoặc về mặt y tế.

·         Về mặt pháp luật

Một trong những lý do liên quan đến pháp luật phổ biến nhất là vi phạm nồng độ cồn trong máu cho phép của các tài xế được khi cảnh sát giao thông nghi ngờ người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia để tìm lỗi nồng độ cồn xe máy 2019 và các phương tiện giao thông khác như ôtô và kể cả xe đạp. Ngoài ra, xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cũng được thực hiện sau khi xảy ra các vụ tai nạn giao thông và cảnh sát sẽ điều tra người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia có uống bia rượu trước khi gây tai nạn cho người khác và để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một trường hợp khác liên quan đến mặt pháp lý là tai nạn lao động.

·         Về lý do y tế

Có thể gặp trong trường hợp người bệnh bất tỉnh, lú lẫn hoặc có dấu hiệu say rượu, ngộ độc rượu khi tới bệnh viện. Trong các trường hợp này, xét nghiệm nồng độ cồn trong máu giúp các bác sĩ biết nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này có phải do người bệnh sử dụng rượu bia hay không và đưa ra các phác đồ điều trị, chăm sóc hiệu quả.

2/. Lấy bệnh phẩm như thế nào?

 - Sát trùng vị trí chọc tĩnh mạch lấy máu bằng dung dịch sát khuẩn không có Ether, cồn..
- Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin và EDTA. Ống lấy máu phải đạt tiêu chuẩn và nút đảm bảo chặt , kín. Máu cần chuyển tới phòng xét nghiệm trong vòng 30 phút.

 - Máu cần được ly tâm ngay tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.  
 3/  Nhận định kết quả như thế nào: 

 */   Nồng độ Ethanol 10.9 →21.7 mmol/l: Biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén. 
 */ Nồng độ Ethanol  > 21.7 mmol/l:  tùy theo nồng độ Ethanol mà bệnh nhân có biểu hiện ức chế thần kinh trung ương; Đi đứng loạn choạng, nôn, ý thức lú lẫn → Nói líu, mất cảm giác, rối loạn thị lực→ Giảm thân nhiệt, hạ đường huyết, kiểm soát cơ kém, co giật →Mất ý thức, giảm phản xạ, suy hô hấp 
*/Nồng độ Ethanol  > 86.8 mmol/l: Có thể gây nguy hại cho tính mạng (tử vong)

*/Theo tiêu chuẩn của Pháp: người lái xe được coi là trong tình trạng say xỉn khi họ có nồng độ cồn trong khí thở > 0,4g/L (được đo 2 lần liên tiếp qua ống thổi) hay khi nồng độ cồn trong máu > 0.8 g/L

*/ Tại Việt Nam: nồng độ cồn trong máu: 0,5g/L (CV số 43 /BHYT- GĐ BHYT )

 Đến với Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn tốt, nhiệt tình, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại, dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa. Quý Khách có thể liên hệ qua tổng đài bệnh viện: 0889006677 hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

 

 

Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h