Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3887288

Tập huấn “Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm”

   Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại các Bệnh viện trong ngành Y tế.  Sáng ngày 18/8/2023, Sở Y tế Thanh Hoá phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức khóa tập huấn “Lấy người bệnh làm trung tâm”.
   Thành phần tham dự: Đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Đại diện lãnh đạo và chuyên viên phụ trách phòng Tổ chức cán bộ và Nghiệp vụ Y Sở Y tế cùng các lãnh đạo, cán bộ phụ trách các bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn Tỉnh.
   
  Trong khuôn khổ chương trình tập huấn, Giảng viên Phạm Thành Nguyên- Giám đốc trung tâm khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục -Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã nhấn mạnh chủ trương của Đảng về việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; tiếp tục lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Chỉ rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của chương trình “ Lấy người bệnh làm trung tâm” trong lĩnh vực y tế hiện nay với tất cả các đơn vị tuyến công lập cũng như ngoài công lập. Đồng thời tập huấn chuyên sâu về các kỹ năng cốt lõi trong giao tiếp, thực hành lâm sàng “ Lấy người bệnh làm trung tâm”.
 
   Với khái niệm của“Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm” (PCC) về mối quan hệ tương tác của thầy thuốc và cán bộ y tế khác với người bệnh và gia đình người bệnh, trong đó người bệnh, gia đình người bệnh được hướng dẫn, được hỗ trợ đưa ra các quyết định và tham gia chăm sóc cho chính họ, cung cấp thông tin giúp bác sĩ chẩn đoán, giúp giảm tải công việc cho điều dưỡng, giúp giảm sai sót y tế.
   Tôn trọng các giá trị và nhân phẩm của người bệnh trong đó người bệnh là khách hàng có quyền lực nhất, người bệnh là nền tảng thực hành y khoa, người bệnh là nền tảng tài chính Bệnh viện, Bệnh viện phải đóng cửa nếu không có người bệnh.
    Người bệnh, gia đình người bệnh cùng đưa ra quyết định điều trị (khi thích hợp) và tham gia vào các hoạt động chăm sóc cho họ, cán bộ y tế tôn trọng quyền người bệnh. Người bệnh được nhận thông tin về lợi ích và nguy cơ của mỗi phương pháp điều trị. Người bệnh được đào tạo hướng dẫn để tham gia và phối hợp các hoạt động với cán bộ y tế.
    Người bệnh được hỗ trợ chăm sóc thể chất tinh thần đặc biệt vấn đề giảm đau bởi đây là vấn đề mang đậm tính nhân văn, bản thân người bệnh khi đến viện điều họ lo sợ nhất đó là đau đớn, đau đớn do bệnh tật, đau đớn do phẫu thuật, thủ thuật…đặc biệt những người bệnh mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối điều sợ hãi nhất đối với họ về cả thể xác lẫn tâm hồn là những cơn đau dữ dội triền miên. Do vậy cán bộ y tế cần trú trọng tới việc đánh giá mức độ đau theo thang điểm Vas và sử dụng các liệu pháp hỗ trợ giảm đau như biện pháp tâm lý hay thuốc cho người bệnh. Điều dưỡng ngoài việc vừa phải tuân thủ “làm đúng quy trình” vừa phải “quan tâm tới cảm xúc của người bệnh”, bởi người bệnh đến viện mang trong mình với biết bao diễn biến của cảm xúc. Ngoài việc lo lắng về bệnh tật và các lỗi lo về gia đình, kinh tế họ còn cần được sự quan tâm chia sẻ
    Một sự cảm thông, một lời động viên, giải thích cặn kẽ, một nụ cười, ánh mắt trìu mến cũng khiến người bệnh yên tâm tin tưởng và niềm tin ấy giúp người bệnh có nghị lực vượt qua bệnh tật, sớm hồi phục sức khỏe trở về với gia đình và cộng đồng.
Để đáp ứng được nhu cầu của người bệnh, PCC đòi hỏi cơ quan lập chính sách vào cuộc. Lãnh đạo Bệnh viện ban hành quy định cụ thể thực hiện PCC làm sao để người bệnh, gia đình người bệnh được thông tin hai chiều đầy đủ,đồng thời mọi nhân viên y tế hợp tác thực hiện PCC.
    Những đổi mới quan trọng của ngành Y tế như ban hành bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện có định hướng “Người bệnh làm trung tâm”, BHYT thông tuyến … đổi mới tinh thần thái độ, phong cách phục vụ và thành lập tổ chăm công tác xã hội đáp ứng tốt nhu cầu của người bệnh.
Tuy nhiên người bệnh, gia đình người bệnh chưa được tham gia chủ động vào các quy định điều trị và chăm sóc. Chính sách chi trả BHYT định hướng kỹ thuật chưa khuyến khích dịch vụ chăm sóc điều dưỡng phát triển…Do đó cần đổi mới nhận thức về vai trò Điều dưỡng trong y học và y tế; cần bổ sung danh mục BHYT chi trả ngày chăm sóc người bệnh nặng, khôi phục nghề hỗ trợ chăm sóc…
    Cuối buổi tập huấn là ý kiến phát biểu của đại diện các cơ sở y tế trong tỉnh, các đại diện của các bệnh viện. Tất cả đều đánh giá cao bài thuyết trình đồng thời đều có chung quan điểm cần sớm khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quá trình điều trị cũng như chăm sóc, nhằm từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hướng tới đáp ứng nhu cầu điều trị, chăm sóc của người bệnh với quan điểm xuyên suốt của ngành Y tế Thanh Hoá là “Lấy người bệnh làm trung tâm”, từ đó các Bệnh viện trong tỉnh trở thành địa chỉ đỏ tin cậy,là điểm đến an toàn phục vụ người bệnh.
z4622737665364_5f1a6157120feaa4d24eb1af4cc1e35a.jpg

z4622737678623_0cdeddf086985dab480a4b05160acf4f.jpg

z4622737685943_304a066bebe303da5c4b4ddc856a11fc.jpg

z4622737675739_04c38a3a298809a94b17a7e6069ad1dd.jpg

z4622737667873_c83eb3e8f5e65510a29f99d8c0b39da6.jpg

Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h