QUY TRÌNH KHỬ KHUẨN- VÔ TRÙNG TRONG PHÒNG MỔ
Vô trùng trong phòng mổ bao gồm tất cả các công việc được thực hiện để tạo ra điều kiện vô trùng cho cuộc mổ, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng phẫu thuật. Phòng mổ, bệnh nhân, kíp mổ là 3 lĩnh vực chính liên quan đến công việc này.
+ Rửa tay trước mổ: toàn bộ thành viên kíp mổ phải rửa tay ngay trước khi mổ từ ngón đến khuỷu bằng dung dịch sát trùng. Các chất như iodophom và chlorhexidine kết hợp với một chất tẩy có tác dụng rất tốt cho mục đích này.
+ Đeo khẩu trang: trong khi mổ mọi nhân viên phải mang khẩu trang, bao trùm cả miệng và mũi đủ để ngăn được các chất bắn ra từ hơi thở và miệng khi nói
+ Đi găng tay: găng tay phẫu thuật thường được làm từ cao su và dùng một lần. Nó có tác dụng kép: bảo vệ bệnh nhân bị nhiễm trùng từ tay phẫu thuật viên và ngược lại bảo vệ phẫu thuật viên không bị lây nhiễm các bệnh của bệnh nhân qua đường máu. Khi găng tay bị thủng thì đa số (50-70%) trong vòng 20 phút có tới 40 000 vi khuẩn đi qua lỗ thủng đó. Sau những ca mổ kéo dài trên 2 giờ thì hầu hết (90,6%) đều thấy có vết thủng trên găng tay. Ngón trỏ tay trái là vị trí hay bị thủng găng nhất (44%). Việc thay găng tay dưới 2 giờ một lần và đeo găng đúp ở ngón trỏ bàn tay trái sẽ giúp bảo vệ tốt hơn cả bệnh nhân lẫn phẫu thuật viên.
+ Mặc áo mổ: bộ quần áo mổ của phẫu thuật viên có tác dụng dự phòng vi khuẩn từ da phẫu thuật viên truyền vào bệnh nhân. Vải của nó phải là loại không thấm nước để tránh vi khuẩn có thể truyền từ mặt này sang mặt kia của áo. Đối với các phẫu thuật ít mất máu (dưới 100 ml) và nhanh (dưới 2 giờ) thì có thể dùng áo mổ một lớp. Đối với các phẫu thuật lâu 2-4 giờ hoặc mất máu nhiều 100-500 ml, hoặc các phẫu thuật ở ổ bụng hay lồng ngực thì cần phải mặc áo mổ hai lớp. Đối với các phẫu thuật lâu hơn 4 giờ hoặc mất nhiều hơn 500 ml máu thì phải dùng các áo mổ bằng chất dẻo hai lớp hoàn toàn không thấm nước.
+ Trải khăn mổ: chức năng chính của khăn trải vết mổ là để khu trú và bảo vệ khu vực vô trùng vùng mổ. Vải của nó phải là loại ngay cả khi bị ướt vi khuẩn cũng không đi qua được. Khi trải khăn mổ, phải giữ khăn cao trên mức thắt lưng và trải khăn từ vùng mổ ra vùng ngoại vi. Lúc trải khăn mổ, chú ý để tay không bị chạm vào da bệnh nhân. Sau khi đã trải khăn rồi thì không được di chuyển hoặc nhấc nó lên.
+ Di chuyển trong phòng mổ: các thành viên kíp mổ chỉ được phép di chuyển từ vùng vô trùng tới vùng vô trùng. Nếu cần phải thay đổi vị trí thì phải theo nguyên tắc lưng quay vào lưng và mặt quay vào mặt, đồng thời vẫn phải giữ được một khoảng cách an toàn với nhau.
+ Đưa dụng cụ: cần phải rất tinh tế để chúng đến được tay của phẫu thuật viên một cách an toàn và ở tư thế hoạt động được ngay. Khi dùng xong, phải đặt dụng cụ đó ở vị trí phù hợp để sẵn sàng sử dụng lần tiếp sau.
Vô khuẩn trong phòng mổ là 1 vấn đề vô cùng quan trọng, chính vì điều đó mà vấn đề giặt là, hấp sấy bảo quản đồ mổ đóng vai trò thiết yếu trong công tác phòng mổ, khi đồ mổ mổ xong hộ lý phòng mổ đó có thể dọn đồ mang xuống khoa chống nhiễm khuẩn xử lý. Đầu tiên là khâu phân loại những đồ được dính máu và chất bẩn sang một máy xử lý đồ mổ để được xử lý cùng clo và xà phòng lần 1, sau khi đồ bẩn đã được xử lý lần thứ nhất toàn bộ đồ mổ dính chất bẩn đấy tiếp tục được cho vào thùng pha sẵn hóa chất ngâm trong vòng 24h. Sau thời gian ngâm được vớt ra và cho vào máy giặt công nghiệp cùng bột giặt chuyên dụng và hóa chất khử khuẩn ở nước nóng 40 độ trong thời gian 1h, khi máy khử giặt xong tất cả đồ đều được đưa vào máy sấy sấy khô khử bụi. Và cuối cùng là công đoạn là gấp, đóng nồi, hấp mới chuyển đến phòng mổ, quy trình của 1 công đoạn đến phòng mổ nó được khép kín như vậy nên các bệnh nhân hoàn toàn yên tâm đặt niềm tin cho ca mổ ở bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Thanh Hóa.
- Lĩnh vực ngoại khoa: Phẫu thuật nội soi ổ bụng gồm: Phẫu thuật Viêm ruột thừa, thủng Dạ dày, cắt túi mật nội soi…;Tiết niệu: mổ lấy sỏi niệu quản ngoài phúc mạc, xử lý cấp cứu thành công nhiều bệnh nhân chấn thương, phức tạp phối hợp phẫu thuật kết hợp xương cẳng tay,cánh tay,xương đùi,xương cẳng chân..V.vv..
- Các phẫu thuật sản khoa: Cắt Tử cung toàn phần, các khối u Buồng trứng, Mổ lấy thai lần 2, lần 3...
- Các phẫu thuật chuyên khoa:
+ Răng hàm mặt: phẫu thuật kết hợp xương hàm cung tiếp, phẫu thuật răng 8 mọc lệch…
+ Mắt:phẫu thuật thay thủy tinh thể(Phaco+IOL), phẫu thuật cắt mộng và ghép kết mạc tự thân, sụp mi,các loại U mắt…;
+ Tai mũi họng: phẫu thuật cắt amydal gây mê..
- HỘI THẢO KHOA HỌC: CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA SỬ DỤNG THAY TÚI NI LÔNG KHÓ PHÂN HỦY TRONG HOẠT ĐÔNG CẤP PHÁT THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
- THÔNG TIN KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
- QUY TRÌNH KHỬ KHUẨN- VÔ TRÙNG TRONG PHÒNG MỔ
- Xử lý rác thải bệnh viện như thế nào? Xử lý rác thải tại bệnh viện và giải pháp đang được thực hiện?
- TẬP HUẤN LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ VÀ LUẬT LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
- CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
- THỰC HIỆN GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ THANH HÓA
- TẬP HUẤN PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM COVID-19 TRONG BỆNH VIỆN
Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h