Helicobacter pylori - Mối lo nguy hiểm cho dạ dày
Dạ dày là cơ quan đảm nhiệm chức năng vô cùng quan trọng trong việc trao đổi chuyển hóa các chất thành năng lượng nuôi tế bào, duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Dạ dày có khỏe mạnh thì cơ thể mới có thể khỏe mạnh. Thế nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, số lượng người bị bệnh đau dạ dày ngày càng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày, một trong số đó, nguyên nhân từ vi khuẩn HP là khó nhận biết và rất nguy hiểm.
H. pylori là trực khuẩn Gram(-), có chùm lông ở đầu nên có tính di động. Bình thường , pH của dạ dày rất thấp (~pH =1)do đó vi khuẩn từ thức ăn đến dạ dày đều bị tiêu diệt.Tuy nhiên vi khuẩn H. pylori co emzym urease , phân giải ure ( sản phẩm chuyển hóa của tế bào ) thành NH3 có tính kiềm, tạo thành một lớp đệm bao quanh vi khuẩn giúp chúng tránh được mội trường acid cao trong dạ dày. Mặt khác NH3 sinh ra cũng gây độc trực tiếp cho tế bào niêm mạc dạ dày.
Ngoài tiết enzym Urease , vi khuẩn H.pylori còn tiết ra enzyme catalase ,lipase và glycoproteinase để phân giải chất nhầy trong dạ dày giúp chúng sâm nhập sau vào niêm mạc , rùi báo chặt vào các thụ thể tế bào bởi cấu trúc Adhesin, từ đó dần dần gây độc và phá hủy tế bào.
Chính xác bệnh dạ dày không lây nhưng vi khuẩn HP gây ra bệnh dạ dày lại lây từ người này sang người khác. Khuẩn HP có trong nước bọt, trong mảng cao răng hay trong niêm mạc dạ dày... nên với tập quán ăn chung bát, chung nước chấm... là cơ hội tuyệt vời để khuẩn HP phát tán cho người thân của mình. Do đó, rất nhiều trường hợp cả gia đình, vợ chồng và con cái đều có triệu chứng đau dạ dày.
Khi có vi khuẩn H.pylori ký sinh, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể đặc hiệu với vi kuẩn H pylori. Xét nghiệm máu tìm kháng thể H pylori là xét nghiệm nhanh đóng góp vào quá trình điều trị được tốt hơn.
KTV: Đinh Khắc Long
- XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG BETA HCG Ở PHỤ NỮ MANG THAI
- MA TÚY, CHẤT GÂY NGHIỆN
- BỆNH VIỆN ĐK THÀNH PHỐ TỔ CHỨC TẬP HUẤN LẤY MẪU BỆNH PHẨM XN NHANH SARS-CoV-2
- Helicobacter pylori - Mối lo nguy hiểm cho dạ dày
- MEN GAN CAO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
- Khám sức khỏe: Có nên xét nghiệm máu vào buổi chiều không?
- KHÁNG KHÁNG SINH XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?
- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA XÉT NGHIỆM
- Ý NGHĨA CỦA XÉT NGHIỆM BỘ ĐÔNG MÁU CƠ BẢN (Thực hiện trên máy Stago tại BVĐK Thành phố)
- Test Pap TẦM SOÁT TRONG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h