Bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng
Những ngày này, miền Bắc đang bước vào đợt nắng nóng gay gắt của mùa hè. Thời tiết oi bức cùng với mức nhiệt thường xuyên duy trì 37, 38 độ, có nơi trên 40 độ gây nên cảm giác mệt mỏi, suy nhược. Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người cần chủ động các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thời tiết nắng nóng.
Nhiệt độ tăng cao cùng nắng nóng kéo dài tạo điều kiện cho nhiều loại vi-rút, vi khuẩn, côn trùng phát triển. Cùng với dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nắng nóng có thể gây bùng phát nhiều dịch bệnh khác như các bệnh về hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, các bệnh truyền nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng… Người già và trẻ em là những đối tượng dễ mắc các bệnh do thời tiết nắng nóng.
Bác sỹ Lê Thị Ngọc Trâm , Phó Khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Thanh Hóa cho biết, để chủ động phòng chống các bệnh mùa hè, các bệnh do thời tiết nắng nóng, mỗi bậc phụ huynh trước tiên cần bổ sung đầy đủ nước, chất dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng gồm vitamin và khoáng chất cho trẻ hàng ngày. Cùng với đó, cần đảm bảo các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm như ăn chín, uống sôi, không ăn các thực phẩm ôi thiu… Cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, không cho trẻ vui chơi ngoài trời khi nhiệt độ cao, vệ sinh mũi họng hàng ngày để làm sạch và giúp thông thoáng đường thở… Đặc biệt, nếu trẻ có những biểu hiện như sốt cao, li bì, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy kèm xuất huyết, cần cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị
Đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, nếu không biết tự trang bị, bảo vệ sức khỏe có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt, say nắng, ngất xỉu thậm chí đột quỵ
Nắng nóng kéo dài cũng là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh về da như mẩn ngứa, dị ứng. Các tia bức xạ như UVA, UBV chiếu trực tiếp trên da có thể gây nên các bệnh viêm da do ánh nắng, dày sừng do ánh sáng, cháy nắng, ung thư.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, để bảo đảm sức khỏe, người dân nên mặc đồ rộng, nhẹ, đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Ra đường cần mặc kín, tránh quần áo quá dày và tối màu vì sẽ dễ hấp thụ nhiệt.
Hạn chế gió quạt lùa thẳng vào người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Nếu sử dụng điều hòa nên để nhiệt độ từ 28-29 độ và hạn chế thay đổi môi trường đột ngột từ trong nhà điều hòa ra ngoài trời nắng nóng, hoặc ngược lại.
Đồng thời, bổ sung đầy đủ, điều độ nước hằng ngày, thậm chí hằng giờ để chống nắng nóng và bù lượng nước bị mất đi. Không nên uống nước đá, nước lạnh hay nước ngọt có gas bởi nó chỉ khiến cơ thể thêm phần mất nước. Nên chọn các loại nước như: nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất…
Đối với những người làm việc ngoài nắng nóng lâu, mọi người cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng.Ngay khi cơ thể có cảm giác mệt và say nắng, cần nhanh chóng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp,đặc biệt là tránh nắng vào khoảng 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều vì đây là thời gian ánh nắng nguy hiểm nhất.
Tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- BỆNH SỐT MÒ (Febris Orientalis)
- CÚM A
- ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ THANH HÓA
- KHOA TRUYỀN NHIỄM TÍCH CỰC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH
- Bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng
- ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU TẠI KHOA TRUYỀNNHIEEMXX- BVĐKTP
- MÔ HÌNH 5S TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM
- VIÊM GAN CẤP
- CÙNG KHOA TRUYỀN NHIỄM- BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ TÌM HIỂU VỀ COVID- 19
- ĐIỀU TRỊ ZONA THẦN KINH- KHOA TRUYỀN NHIỄM BVĐKTP
Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h