Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3887288

CÁC NGHIỆM PHÁP CẤP CỨU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHOA CẤP CỨU

1, Ấn nhãn cầu

Là một nghiệm pháp gây cường phó giao cảm nhằm cấp cứu cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất

Cơ chế: Tác dụng của hệ phó giao cảm trên cơ thể

Cách tiến hành

  • Bệnh nhân nhắm mắt, đặt 2 ngón tay cái hoặc 3 đầu ngón tay trỏ, giữa, nhẫn lên hố mắt mỗi bên ấn từ từ tăng dần trong thời gian từ 1-5 phút. Trong khi ấn theo dõi nhịp tim trên monitoring nếu cơn tim nhanh ngừng thì dừng ấn ngay. Khi cơn nhịp nhanh ngừng sẽ có đoạn ngừng tim ngắn sau đó có thoát bộ nối hoặc nhịp xoang trở lại.

Chống chỉ định

Không dùng thủ thuật này nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh võng mạc, tăng nhãn áp do thủ thuật có thể gây tổn thương củng mạc, bong võng mạc

2, Xoa xoang cảnh

Vị trí xoang cảnh:

Cách tiến hành

  • Cho bệnh nhân nằm nghiêng đầu nhẹ về phía đối diện với thầy thuốc, dùng 2 ngón tay đè động mạch cảnh vào cành ngang của đốt sống cổ 6, có thể ấn động mạch 15-20s đồng thời vừa ấn vừa day.

  • Nên day xoang cảnh bên phải trước, nếu không có kết quả 2 phút sau day tiếp bên trái, không bao giờ được ấn một lúc. Bệnh nhân cần được theo dõi liên tục trong suốt quá trình day và ngừng ngay sau khi nhịp tim đã về nhịp xoang, vì nếu tiếp tục có thể gây ngừng tim.

Chống chỉ định

  • Không thực hiện nếu bệnh nhân có ngất khi xoa xoang cảnh.

  • Có tiền sử tai biến mạch máu não thoáng qua.

Nghiệm pháp Valsalva:

  • Nuốt miếng thức ăn to

  • Uống miếng nước lạnh lớn

  • Cúi gập người thấp đầu kẹp giữa 2 đầu gối

  • Úp mặt vào chậu nước lạnh.

Nghiệm pháp Heimlich

  • Là thủ thuật dùng tay người cứu hộ gây một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy một dị vật, gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên; dị vật gây tắc khí quản thường xảy ra đang lúc ăn, sau khi cơm no, rượu say, sặc bột ỏ trẻ em.

Chỉ định

  • Sặc bột hoặc dị vật ở trẻ em nhỏ.

  • Ngạt thở do một mảnh thức ăn lấp thanh quản, khí quản.

Chống chỉ định

  • Không có

Cách tiến hành

Người bệnh đứng: hơi ngả đầu ra phía trước

Phương pháp 1:

  • Thầy thuốc đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trưóc (vùng thượng vị) nạn nhân, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái cầm lấy nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị, giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành từ dưối lên trên. Có thể làm lại thủ thuật nhiều lần.

Phương pháp 2:

  • Một tay vòng ra phía trước đỡ nạn nhân, một tay đập mạnh vào lưng (vùng giữa hai xương bả) nhiều lần.

Người bệnh đứng: hơi ngả đầu ra phía trước

Phương pháp 1:

  • Thầy thuốc đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trưóc (vùng thượng vị) nạn nhân, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái cầm lấy nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị, giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành từ dưối lên trên. Có thể làm lại thủ thuật nhiều lần.

Phương pháp 2:

  • Một tay vòng ra phía trước đỡ nạn nhân, một tay đập mạnh vào lưng (vùng giữa hai xương bả) nhiều lần.

Người bệnh ngồi trên ghế

Phương pháp 1

  • Người cứu hộ đứng phía sau lưng ghế, vòng hai tay ra phía trước rồi thực hiện như trên.

Phương pháp 2

  • Đấm lưng như trong tư thế người bệnh đứng


Người bệnh nằm ngửa

  • Để đầu người bệnh nghiêng về một bên, áp một tay vào vùng thượng vị, bàn tay kia đặt bắt chéo trên bàn tay dưới rồi đẩy mạnh từ bụng lên phía ngực.

Nguồn: BS Hồng Thủy- Khoa cấp cứu

Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h