CHĂM SÓC BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng đường tiêu hóa tổn thương nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, chẩn đoán, điều trị cần chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa đúng cách để người bệnh nhanh chóng hồi phục và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa
Chăm sóc đúng cách không chỉ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, phục hồi mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng. Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần được chăm sóc như sau:
Tạo không gian yên tĩnh, tránh gây ồn ào để bệnh nhân được nghỉ ngơi.
Cần chuẩn bị ống thở oxy sẵn sàng đề phòng trường hợp khi bệnh nhân khó thở sẽ sử dụng ngay nhằm tránh để người bệnh choáng váng, hôn mê.
Bệnh nhân cần hạn chế di chuyển nhiều, vận động mạnh, có thể đi lại nhẹ nhàng để thư giãn, tránh kê cao gối khi nằm.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên ăn uống đầy đủ để nhanh chóng hồi phục.
Chế độ dinh dưỡng:
Bệnh nhân chỉ nên ăn với lượng vừa phải, không nên quá đói,quá no, trong giai đoạn hồi phục, chỉ nên sử dụng các thức ăn dễ tiêu hóa, tốt cho dạ dày.
Người bị xuất huyết tiêu hóa nên ăn uống đúng giờ, tránh ăn khuya, nên chia nhỏ bữa ăn và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm lượng acid dịch vị trong dạ dày, giúp các vết thương tại vùng niêm mạc bị xuất huyết nhanh lành.
Các thực phẩm nên ăn bao gồm:
Thực phẩm giúp bọc niêm mạc dạ dày: Tốt cho đường tiêu hóa đặc biệt là người bị xuất huyết tiêu hóa. Các thực phẩm này bao gồm khoai tây, khoai lang, bánh mì, cơm, các loại gạo nếp, khoai sắn…
Thực phẩm giúp giảm tiết dịch vị: Dịch vị nhiều sẽ tác động lên niêm mạc dà dày, ống tiêu hóa, ảnh hưởng đến tình trạng xuất huyết. Vì thế nên dùng các thực phẩm giúp giảm tiết dịch vị như mật ong, đường bánh quy…
Thực phẩm giúp trung hòa acid: Thường dùng là trứng, sữa; người bệnh có thể uống sữa nguội, sữa ấm hoặc ăn trứng luộc.
Thức ăn mềm: Trong những ngày đầu sau điều trị, bệnh nhân chỉ nên ăn các thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như canh hầm nhừ, cháo, súp, sữa nguội, sữa chua… Ngoài ra, nên ăn các loại rau củ quả non mềm, ít xơ già để giảm gánh nặng cho dạ dày và đường tiêu hóa.
Các thực phẩm không nên ăn bao gồm:
Rau sống thực phẩm chưa chế biến: Chứa nhiều vi khuẩn, có thể khiến tình trạng xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm dai, khó tiêu: Các thực phẩm dai, nhiều xơ già, thô cứng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa là sụn, gân, rau củ quả già… Các thực phẩm nhiều chất béo, khó tiêu không nên ăn là lạp xưởng, xúc xích, dăm bông…
Thực phẩm kích thích niêm mạc: Các thực phẩm làm chua như dưa muối, củ kiệu, cải chua, các loại hoa quả, trái cây nước uống có vị chua.
Các gia vị mạnh như hành, tỏi, ớt, giấm, tiêu
Đồ uống không tốt cho hệ tiêu hóa như cà phê, nước ngọt có ga, rượu bia
Tuyệt đối không hút thuốc lá, hít nhiều khói thuốc lá trong và sau điều trị.
- HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN COPD TẬP THỞ
- CÁC NGHIỆM PHÁP CẤP CỨU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHOA CẤP CỨU
- HỆ THỐNG OXY TRUNG TÂM HIỆN ĐẠI ĐÃ ĐƯỢC LẮP ĐẶT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ THANH HÓA
- Điểm mặt các dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ não sắp xảy ra
- CHĂM SÓC BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
- CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
- CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Ở KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
- CÙNG TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ BỆNH NHỒI MÁU NÃO- KHOA CẤP CỨU- BVĐKTP
- KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ KHUYẾN CÁO VỀ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ VÀ PHÒNG NGỪA SỚM, BỚT ĐƯỢC “GÁNH LO” ĐỘT QUỴ NÃO
- “ Khí máu động mạch – xét nghiệm nhanh giúp bác sỹ lâm sàng”
Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h