Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3887288

KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ KHUYẾN CÁO VỀ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ VÀ PHÒNG NGỪA SỚM, BỚT ĐƯỢC “GÁNH LO” ĐỘT QUỴ NÃO

Một lần đột quỵ, di chứng theo cả đời

Hơn một năm ròng rã “chiến đấu” với di chứng liệt nửa người sau đột quỵ, một bệnh nhân 60 tuổi của chúng tôi ở thành phố vẫn còn ám ảnh khi nhớ lại “biến cố” ập đến. Sáng đó ông và vợ đang tưới cây trong vườn thì ông có cảm giác chóng mặt và tê yếu cánh tay phải làm rơi bình nước. Sau đó, khi ngồi ăn cơm với gia đình ông không thể gắp thức ăn rồi đột nhiên ú ớ, ngã quỵ nên các con vội đưa đi cấp cứu. Bác sĩ xác định ông bị đột quỵ do tắc mạch máu não.

Không như một số cơ quan khác, não đặc biệt nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất nên khi bị đột quỵ, vùng não thiếu máu nuôi sẽ ngưng hoạt động rồi “chết” đi trong vòng vài giây đến vài phút. Tùy vị trí phần não bị “chết”, các cơ quan của cơ thể sẽ “gánh chịu” di chứng khác nhau như yếu tay, chân; liệt nửa người; nói, viết khó, suy giảm trí nhớ…

Đột quỵ nặng, vùng não tổn thương quá lớn sẽ dẫn tới tử vong. Hiện có tới 50% số bệnh nhân bị đột quỵ tử vong, 90% bệnh nhân sống sót gặp phải di chứng, chưa kể họ còn đối mặt với nguy cơ tái phát đột quỵ với những hậu quả, chi phí dùng các biện pháp hỗ trợ cải thiện cao gấp nhiều lần so với đột quỵ lần đầu.

Hình ảnh Đột quỵ: phòng ngừa sớm, bớt được “gánh lo”

Đột quỵ để lại di chứng cả về thần kinh và vận động

Mối nguy đột quỵ từ... gốc tự do

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuổi càng cao nguy cơ đột quỵ càng lớn, trong đó từ 50 tuổi trở lên chiếm hơn 83% ca đột quỵ. Đột quỵ ngày càng gia tăng và trẻ hóa do yếu tố nguy cơ dẫn đến tai biến như bệnh rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường đang ngày một gia tăng. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia, cùng với vô số áp lực trong cuộc sống hiện đại đã làm sản sinh rất nhiều gốc tự do (Free Radical).

Thời gian bị tắc kéo dài sẽ khiến tế bào thần kinh tại các vùng não không được cung cấp oxy và dưỡng chất sẽ suy yếu dần và hoại tử, dẫn đến cơn đột quỵ não.

Thực tế, rất nhiều người đang gặp phải cơn thoáng đột quỵ não với các biểu hiện như xây xẩm mặt mày, loạng choạng, đột ngột nhìn mờ, đau đầu dữ dội… trong vài chục giây rồi hết nên có tâm lý chủ quan. Trong khi đó, cơn thoáng thiếu máu não là yếu tố nguy cơ rất cao xảy ra đột quỵ não với các hậu quả nặng nề.

Dự phòng sớm giúp ngăn chặn đột quỵ

Mặc dù diễn tiến đột ngột, đột quỵ là kết quả của quá trình không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và dự phòng sớm. Quan tâm thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ đột quỵ như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì… và được  cải thiện theo hướng dẫn của chuyên gia.

Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe…); tránh mất ngủ, căng thẳng, stress; hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá. Chú ý dự phòng những thời điểm dễ xảy ra đột quỵ như thời tiết nắng nóng, lạnh giá, buổi sáng và đầu đêm…

Bên cạnh đó, chủ động chăm sóc não, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu được xem là phương pháp bền vững dự phòng nguy cơ đột quỵ não.

Đột quỵ không phải là chết. Chỉ cần chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm bằng những phương pháp khoa học, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ... thì sẽ quẳng được gánh lo đi mà vui sống.

Khi người nhà bị đột quỵ, tuyệt đối không sơ, cấp cứu bằng cách cạo gió, xức dầu; chích mau đầu ngón chân, tay… hoặc di chuyển bệnh nhân quá mạnh. Cần đặt bệnh nhân nằm ngửa nơi thoáng mát và nhanh chóng gọi cấp cứu, đưa người bệnh đến cơ sở y tế để không làm lỡ mất “thời gian vàng” cấp cứu bệnh là 3-4 giờ sau cơn đột quỵ”

tai-bien-mach-mau-nao-2-e1563514208298.jpg

tim-hieu-thong-tin-ve-dot-quy-nao-hinh-anh-3.jpg

dot-quy-xuat-huyet-nao (1).jpg
Nguồn: BS CKI Nguyễn Văn An

Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h