Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3887288

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Ở KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU

Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng. Xuất huyết tiêu hóa hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa. Đây là một dạng cấp cứu y tế nghiêm trọng cần được can thiệp kịp thời.

 

 

 Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng. Xuất huyết tiêu hóa hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa. Đây là một dạng cấp cứu y tế nghiêm trọng cần được can thiệp kịp thời. Xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn.

Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng. Xuất huyết tiêu hóa hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa. Đây là một dạng cấp cứu y tế nghiêm trọng cần được can thiệp kịp thời. Xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng. Xuất huyết tiêu hóa hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa. Đây là một dạng cấp cứu y tế nghiêm trọng cần được can thiệp kịp thời. Xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, Bn

1. Chẩn đoán?

Dấu hiệu báo trước

●       Đau dữ dội vùng thượng vị, cơn đau xuất hiện đột ngột, đặc biệt là ở người viêm loét dạ dày, tá tràng

●       Sau khi uống corticoid hoặc aspirin cơ thể cảm giác nóng rát, cồn cào, mệt lả,...

●       Khi thời tiết thay đổi tự nhiên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn và nôn.

=>> Tìm hiểu thêm về các triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày để hiểu rõ hơn về căn bệnh này

Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa lâm sàng

  • Nôn ra máu

Đây là triệu chứng thường gặp của ở người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa. Tùy theo vị trí và mức độ chảy máu mà tính chất nôn khác nhau

- Số lượng có thể từ vài chục ml đến hàng lít.

- Màu sắc: đỏ tươi, màu hồng do lẫn dịch tiêu hoá hoặc màu nâu sẫm.

- Tính chất máu nôn ra có thể máu tươi ra ngoài mới đông, có thể thành cục (bằng hạt ngô, hạt lạc), có thể chỉ là các gợn đen như hạt tấm lẫn với thức ăn hoặc dịch nhầy.

     -   Đi ngoài ra máu hoặc phân đen

Khi quan sát sẽ thấy đại tiện ra máu và phân có màu đen do lẫn máu. Đại tiện ra máu do tĩnh mạch trong ống tiêu hóa bị áp lực quá mức gây giãn, vỡ và chảy máu.

  • Mất máu

Triệu chứng thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, người yếu ớt, xanh xao. Nhiều trường hợp xuất huyết tiêu hóa bị mất máu quá nhiều sẽ dẫn tới ngất xỉu, tụt huyết áp, khó thở,… rất nguy hiểm.

2. Chăm sóc và tư vấn.

- Dành thời gian nghỉ ngơi ở nơi có không gian yên tĩnh. Cần nằm ở tư thế ngửa, giữ thẳng lưng ở trên giường phẳng. Chú ý không kê gối trên đầu.

- Có thể dùng khăn ấm chườm lên bụng để giảm đau do triệu chứng của bệnh hay phẫu thuật gây ra.

- Khi vết thương đã bắt đầu ổn định nên đi lại nhẹ nhàng để cơ thể được thoải mái và thư giãn.

- Tuyệt đối không vận động mạnh hay di chuyển nhiều.

- Giữ cho tinh thần thư giãn thoải mái, tránh xa áp lực, căng thẳng hay suy nghĩ tiêu cực. Có thể tìm đến các giải pháp như nghe nhạc, đọc sách báo hay trò chuyện cùng người thân.

- Ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, canh hầm nhừ và có thể uống sữa. Chỉ nên ăn với lượng thức ăn ít, tránh để bụng quá đói hay quá no.

3. Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ xuất huyết tiêu hóa tái phát?

Tình trạng xuất huyết tiêu hóa có thể đã được khắc phục hoàn toàn nhưng vẫn có nguy cơ tái phát rất cao. Đặc biệt là trong trường hợp những tổn thương ở niêm mạc cơ quan tiêu hóa chưa được chữa lành hẳn.

Chú ý đến các biện pháp dự phòng bệnh sau đây:

Tránh xa các thức uống chứa cồn và chất kích thích như rượu bia, trà đặc, cà phê. Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ hay gia vị, đồ chế biến sẵn, đồ ăn quá lạnh hay quá nóng.

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả tươi vào khẩu phần ăn hằng ngày.

Bổ sung đầy đủ lượng nước mà cơ thể cần, từ 2 đến 2,5 lít để giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

Nên ăn đúng giờ, đủ bữa, thay vì ăn 3 bữa chính thì có thể chia nhỏ ra 5 – 6 bữa để giảm áp lực cho cơ quan tiêu hóa.

Cần chế biến thức ăn chín hoàn toàn. Khi niêm mạc tiêu hóa đang tổn thương nên ưu tiên các món cháo, súp.

Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh. Tránh thức khuya sau 23 giờ, ngủ đúng giờ, đủ giấc. Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, kiểm soát tốt căng thẳng. Đồng thời chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao đề kháng cho cơ thể.


Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h